Tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống tại Việt Nam được tổ chức vào ngày 5-5 mùng âm lịch. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc ngày Tết giết sâu bọ
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống tại Việt Nam được tổ chức vào ngày mùng 5-5 âm lịch. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc ngày Tết giết sâu bọ.
1. Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Nguồn gốc Ngày tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với tên tuổi một nhà thơ yêu nước thời xưa, ông tên là Khuất Nguyên. Do quốc gia của ông bị suy vong, ông rất buồn đau, đã nhảy xuống sông tự tử. Để tránh tôm cá hủy hoại thi thể của Khuất Nguyên, người dân lấy vò nếp gạo ném xuống sông, chèo thuyền rồng xua đuổi lũ cá vì thế đã có tập tục gói bánh và đua thuyền rồng.
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được gọi là ngày Tết giết sâu bọ và người Việt Nam thường thắp hương cúng tổ tiên trong ngày này. Vào tháng 5 là giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh phát sinh nhiều trên vật nuôi và cây trồng nên người dân có tục trừ sâu và phòng bệnh.
Theo truyền thống, buổi sáng trẻ con được ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ, xoa chanh lên mặt trước khi rửa mặt buổi sáng, tránh bệnh tật, rôm sẩy, mụn nhọt.
2. Tết Đoan Ngọ cúng gì
Ngày Tết Đoan Ngọ người dân thường thắp hương tổ tiên vào buổi trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, trong mâm cúng tổ tiên thường bao gồm:
- Vàng mã, hoa tươi, hương thơm
- Rượu nếp, chè hạt sen
- Hoa quả mùa hè: chuối, vải, mận, dưa hấu,
- Xôi, chè, bánh gio
Ngoài trái cây, ở nhiều nơi vẫn giữ tục lệ cúng vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo tục truyền, những con vịt được nuôi trong vụ lúa xuân và trái cây, gạo mới thu hoạch xong được dâng cúng thổ thần và tổ tiên để cầu mong cho một vụ mới mưa thuận gió hòa, hạn chế dịch bệnh.
3. Các hoạt động nhân dịp Tết Đoan Ngọ
Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.
Treo cành xương rồng trên cửa: Treo một cành xương rồng hoặc một nắm cây ngải cứu trên cửa loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí
Nhiều người tắm bằng thảo mộc thường là nước lá mùi, bông mã đề để phòng bệnh và là cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi
tắm biển theo quan niệm khí dương mạnh nhất.
Hái thuốc vào giờ ngọ: cũng theo quan niệm giờ ngọ là giờ dương khí mạnh nhất, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
Ngoài ra một số địa phương còn có tục nhuộm móng chân móng tay, tục quét nhà, phóng sinh hay đeo bùa túi