Ngày nhuận là gì, tại sao lại có ngày nhuận

14/04/2019

Ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận là gì, tại sao lại có ngày nhuận tháng nhuận và năm nhuận, cách xác định và ý nghĩa của chúng như thế nào

ngày nhuận là gì

Ngày nhuận là gì, tại sao lại có ngày nhuận

Ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận là gì, tại sao lại có ngày nhuận tháng nhuận và năm nhuận, cách xác định và ý nghĩa của chúng như thế nào. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận nhé. 

1. Tại sao lại có ngày nhuận? Ngày nhuận là ngày nào?

Trái đất quay một vòng quanh mặt trời mất khoảng 365 ngày và 6 giờ. Theo lịch dương chúng ta đang dùng hiện tại một năm có 365 ngày. Như vậy cứ sau 4 năm sẽ thừa ra một ngày và ngày đó gọi là ngày nhuận. Năm có ngày nhuận được gọi là năm nhuận. Theo quy ước ngày nhuận sẽ rơi vào tháng 2 dương lịch và do đó trong năm nhuận tháng 2 sẽ có 29 ngày.

2. Tại sao lại có tháng nhuận? Tháng nhuận là tháng nào?

Trong lịch âm, mỗi tháng có 29 ngày hoặc 30 ngày. Một năm âm lịch có khoảng 354 ngày. Thời gian chênh lệch ra sau mỗi 3 năm khoảng 33 ngày, tương đương hơn 1 tháng. Do vậy cứ khoảng 2 hoặc 3 năm trong lịch âm lại xuất hiện một năm có 13 tháng gọi là năm nhuận. Trong năm nhuận này sẽ có thêm một tháng trùng tên, tháng đó gọi là tháng nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận.  Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận.

3. Tại sao có năm nhuận? Năm nhuận là những năm nào?

Theo lịch Gregorius là loại lịch tiêu chuẩn được dùng trên hầu khắp các nước hiện nay những năm chia hết cho 4 là những năm nhuận ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt với những năm chia hết cho 100. Với những năm chia hết cho 100, chỉ những năm chia hết cho 400 mới là những năm nhuận. Ví dụ năm 1700, năm 1800, 1900 không phải là năm nhuận. Năm 2000, 2400 là các năm nhuận.

Theo lịch âm hay lịch mặt trăng, năm nhuận là năm có tháng nhuận. Chúng ta sẽ tìm hiểu về tháng nhuận và năm nhuận trong lịch âm ở phần sau.

Cách nhận biết năm nhuận trong âm lịch

Muốn xác định một năm âm lịch có tháng nhuận hay không ta lấy năm dương lịch chia cho 19. Nếu kết quả là chia hết hoặc dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận

Năm 2014 2017 2020 2023 2025 2028 2031
Tháng nhuận 9 6 4 2 6 5 3

 

4. Ý nghĩa của việc đưa ra ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận

Thời tiết các mùa phụ thuộc và vị trí của mặt trời so với trái đất. Chính vì vậy việc chênh lệch về ngày sẽ gây ra những thay đổi về các mùa trong năm nếu chúng ta không điều chỉnh lại lịch. Ví dụ tháng mùa hè có thể trở thành mùa đông và do vậy mùa màng sẽ không còn chính xác theo tháng nữa. Do vậy trong lịch âm (lịch mặt trăng) hay lịch dương (lịch mặt trời) đều đưa vào các khái niệm nhuận với mục đích điều chỉnh lại cho phù hợp chu kỳ giữa lịch và mùa màng thời tiết.